Phân biệt các loại bố thắng xe máy hiện nay và cách bảo dưỡng bố thắng
- Thứ năm - 04/08/2022 15:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bố thắng còn được gọi bằng một tên khác phổ biến hơn, đó chính là má phanh. Bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh vận tốc của xe, và có tác động trực tiếp tới sự an toàn của người cầm lái trong quá trình điều khiển xe máy.
Phân biệt các loại bố thắng xe máy hiện nay và cách bảo dưỡng bố thắng
Bố thắng còn được gọi bằng một tên khác phổ biến hơn, đó chính là má phanh.
Bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh vận tốc của xe, và có tác động trực tiếp tới sự an toàn của người cầm lái trong quá trình điều khiển xe máy.
Bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh vận tốc của xe, và có tác động trực tiếp tới sự an toàn của người cầm lái trong quá trình điều khiển xe máy.
I.Phân biệt các loại bố thắng xe máy
Hiện nay, bố thắng xe máy được chia ra làm 2 loại chính.
1.Bố thắng đùm
Đối với phanh tang trống (phanh đùm, thắng đùm), bố thắng nằm bên ngoài guốc phanh. Khi bạn bóp phanh, guốc phanh sẽ ép vào trống phanh làm cho xe chuyển động chậm lại.
Loại bố thắng này có lực phanh không quá mạnh nên sẽ không phù hợp nếu bạn chạy xe ở tốc độ cao. Do vậy, bố thắng đùm thường được trang bị trên các dòng xe đời cũ hoặc xe số có dung tích dưới 150 cc.
Loại bố thắng này có lực phanh không quá mạnh nên sẽ không phù hợp nếu bạn chạy xe ở tốc độ cao. Do vậy, bố thắng đùm thường được trang bị trên các dòng xe đời cũ hoặc xe số có dung tích dưới 150 cc.
2.Bố thắng đĩa
Đúng như tên gọi, loại bố thắng này được thiết kế để hãm tốc phanh đĩa. Lá bố nằm trên lá thép bên trong càng phanh (cùm phanh). Khi bạn bóp phanh để giảm tốc độ, hai lá thép này sẽ ép vào đĩa phanh làm xe chuyển động chậm lại.
Bố thắng đĩa có hiệu suất phanh tốt nên cho khả năng giảm tốc và dừng xe cao hơn hẳn so với bố thắng đùm nhờ lực ma sát lớn hơn. Loại bố thắng này thường trang bị trên bánh trước của xe máy.
Bố thắng đĩa có hiệu suất phanh tốt nên cho khả năng giảm tốc và dừng xe cao hơn hẳn so với bố thắng đùm nhờ lực ma sát lớn hơn. Loại bố thắng này thường trang bị trên bánh trước của xe máy.
II.Cách kiểm tra bố thắng xe máy
Sau một thời gian hoạt động, bố thắng xe máy sẽ bị mài mòn do ma sát, khiến lực phanh không còn tốt như ban đầu. Do vậy, bạn hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng của bố thắng xe máy qua những dấu hiệu sau nhé:
- Khi bóp thắng để giảm tốc độ. Nếu tốc độ của xe bị trễ so với thao tác phanh, bạn cảm thấy phanh không ăn thì đó là dấu hiệu cho biết má bố thắng đã bị mòn.
- Khi bóp thắng, xuất hiện những âm thanh ken két cũng là dấu hiệu cho biết bố thắng cần được kiểm tra gấp.
Hoặc bạn cũng có thể quan sát tình trạng bố thắng xe máy nhờ vào những đặc điểm sau:
- Đối với bố thắng đùm. Nếu dấu mũi tên trên tấm chỉ thị trùng với dấu tam giác trên bảng má phanh khi phanh, lúc này má phanh và trống phanh của xe đã bị mòn.
- Đối với bố thắng đĩa. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào rãnh báo chỉ độ mòn của má phanh xem còn không nhé. Ngoài ra, nếu độ dày của đĩa phanh chỉ còn 4 mm thì chúng ta nên thay đĩa mới.
- Khi bóp thắng để giảm tốc độ. Nếu tốc độ của xe bị trễ so với thao tác phanh, bạn cảm thấy phanh không ăn thì đó là dấu hiệu cho biết má bố thắng đã bị mòn.
- Khi bóp thắng, xuất hiện những âm thanh ken két cũng là dấu hiệu cho biết bố thắng cần được kiểm tra gấp.
Hoặc bạn cũng có thể quan sát tình trạng bố thắng xe máy nhờ vào những đặc điểm sau:
- Đối với bố thắng đùm. Nếu dấu mũi tên trên tấm chỉ thị trùng với dấu tam giác trên bảng má phanh khi phanh, lúc này má phanh và trống phanh của xe đã bị mòn.
- Đối với bố thắng đĩa. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào rãnh báo chỉ độ mòn của má phanh xem còn không nhé. Ngoài ra, nếu độ dày của đĩa phanh chỉ còn 4 mm thì chúng ta nên thay đĩa mới.
III.Cách bảo dưỡng, vệ sinh bố thắng xe máy
Để kéo dài tuổi thọ của bố thắng xe máy, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý một vài điều sau:Sử dụng đồng thời phanh trước và phanh sau của xe.
Nếu xe của bạn được lắp đặt bố thắng đĩa cho bánh trước, vậy bạn nên bóp phanh sau trước, rồi kế đến là sử dụng phanh trước để phanh không bị bó cứng gây nguy hiểm cho người cầm lái.
Khi xuống dốc, bạn nên về số để làm giảm sự hao mòn của má phanh. Còn đối với xe tay ga, bạn nên chạy ở vận tốc từ 15-40 km/h song song việc bóp phanh nhé.
Còn việc vệ sinh bố thắng xe máy thì sao nhỉ?
Bước 1: Bạn tháo con ốc bắt heo để tháo cặp bố thắng ra.
Bước 2: Bạn có thể dùng nước rửa chén hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng và sử dụng bàn chải đánh răng để chà sạch lớp bẩn trên bố thắng. Sau đó để khô, rồi cuối cùng lắp lại bố thắng là hoàn tất.
Trong trường hợp, bố thắng xe máy đã quá mòn cần được thay thế, bạn nên thay bố thắng chính hãng để đảm bảo chất lượng, an toàn cũng như bảo vệ các bộ phận khác trong hệ thống phanh xe.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn nên thay thế bố thắng sau mỗi 15.000 km di chuyển, hoặc khi thấy những dấu hiệu cảnh báo ở trên nhé!
XEM THÊM: VÌ SAO ĐĨA PHANH TRƯỚC LUÔN LỚN HƠN ĐĨA PHANH SAU?