Vì sao đĩa phanh trước luôn lớn hơn đĩa phanh sau?

Thay vì trang bị kích thước phanh bằng nhau để tăng tính thẩm mỹ cho xe. Phanh của các loại xe hai bánh hiện nay đều được sắp đặt đồng nhất. Đó là: kích thước của đĩa phanh trước luôn lớn hơn đĩa phanh sau.
Vì sao đĩa phanh trước luôn lớn hơn đĩa phanh sau
Vì sao đĩa phanh trước luôn lớn hơn đĩa phanh sau

Vì sao đĩa phanh trước luôn lớn hơn đĩa phanh sau?

Sự chênh lệch về kích thước của đĩa phanh sẽ đồng nghĩa với lực phanh tác động lên bánh xe là khác nhau. Như vậy, đĩa phanh trước được sắp đặt lớn hơn đĩa phanh sau để đảm bảo quy chuẩn về phân phối lực. Thậm chí, kẹp phanh của bánh sau cũng sử dụng loại ít lực hơn so với bánh trước. 

1.Vì sao đĩa phanh trước luôn lớn hơn đĩa phanh sau?

Sự khác nhau về kích thước đĩa phanh trên xe máy đến từ việc thay đổi phân bổ khối lượng của phương tiện khi giảm tốc.

Nhiều dòng xe máy đắt tiền hay môtô hiện nay sử dụng hệ thống phanh đĩa cho cả 2 bánh. Không khó để nhận ra kích thước đĩa phanh trước và sau không giống nhau, đĩa phanh trước luôn lớn hơn đĩa phanh sau.

Chênh lệch về kích thước đồng nghĩa với lực phanh tác động lên từng bánh sẽ có sự khác nhau. Vì sao các nhà sản xuất không trang bị 2 đĩa phanh có kích thước đều nhau để tạo được sự cân đối về mặt thẩm mỹ cũng như lực phanh cân bằng cho phương tiện?
 
phanh xe may 1


2.Thay đổi phân bổ khối lượng khi phanh

Phương tiện sẽ có xu hướng chồm về trước khi người lái phanh xe, nguyên nhân là do xe bị ảnh hưởng bởi lực quán tính - lực này có xu hướng giữ nguyên trạng thái ban đầu của vật.

Lúc này lực bám đường của bánh trước sẽ tăng thêm do khối lượng xe được dồn về phía trước nhiều hơn, điều này cho phép người lái dùng nhiều lực phanh trước hơn.

Do hầu hết khối lượng xe đã dồn về trước, khối lượng phân bổ lên bánh sau sẽ bị giảm đi, nếu dùng lực phanh sau quá mạnh dễ khiến bánh sau bị khóa. Để hạn chế tình trạng này, các nhà sản xuất lắp cho xe hệ thống phanh sau có kích thước đĩa phanh nhỏ hơn phía trước, kẹp phanh cũng dùng loại ít lực hơn.

Đối với các dòng xe có hệ thống phanh ABS ở bánh sau như Honda SH 350i hay CBR150R, hiện tượng khóa bánh khi đạp phanh khó có thể xảy ra. Tuy nhiên nhà sản xuất vẫn lắp hệ thống phanh sau nhỏ hơn nhằm tối ưu giá bán sản phẩm.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại đĩa phanh là đĩa phanh thông thường (solid) và đĩa phanh nổi (floating). Loại đầu tiên phổ biến hơn do giá bán dễ tiếp cận, trong khi loại thứ 2 chỉ có thể thấy trên các mẫu xe hiệu suất cao.
 
đĩa phanh 2


Đĩa phanh thông thường là đĩa phanh sử dụng trên đa số mẫu xe máy phổ thông như Yamaha Exciter 155, Honda Lead... Cấu tạo của đĩa phanh này theo dạng nguyên khối, nghĩa là từ vị trí bắt ốc cố định đến bề mặt phanh là một mảng đồng chất.

Ưu điểm của loại đĩa phanh thông thường là giá bán rẻ, hoạt động ổn định cho nhu cầu sử dụng hàng ngày trên phố. Tuy nhiên khi dùng phanh nhiều, loại đĩa này có thể bị biến dạng do nhiệt độ, vì thế không phù hợp cho các dòng xe phân khối lớn.

Đĩa phanh nổi có cấu tạo gồm 2 phần: là lòng đĩa và bề mặt phanh của đĩa. Lòng đĩa thường được làm từ vật liệu nhôm cứng và trải qua quá trình điện phân để tăng độ cứng, bộ phận này được kết nối với bề mặt phanh bằng các vít tán rỗng trục.

3.Kỹ năng người lái vẫn là yếu tố quan trọng

Dù phanh trước cho lực phanh tốt hơn phanh sau, người lái xe cần kết hợp cả 2 phanh khi sử dụng, lực phanh cần phân bổ phía trước nhiều hơn để tránh hiện tượng khóa bánh sau. Đối với xe số, có thể sử dụng thêm phanh động cơ bằng cách trả số.

Bóp phanh cần nhanh nhưng không đột ngột nhằm cảm nhận được độ bám đường và phát hiện được hiện tượng lốp bị trượt. Nếu phải phanh trong đoạn đường cong hoặc bề mặt ướt, nên sử dụng lực phanh ít hơn bình thường để kiểm soát chiếc xe tốt hơn. Khi phát hiện lốp trượt do bị khóa, nhẹ nhàng và bình tĩnh thả phanh để lốp lấy lại độ bám đường.

Bên cạnh các kỹ năng, việc bảo dưỡng và hệ thống phanh và kiểm tra lốp thường xuyên cũng giúp tăng an toàn cho người điều khiển. Đối với phanh, cần kiểm tra độ dày của má phanh và đĩa phanh để kịp thời nhận biết các vấn đề như hết má phanh hay đĩa bị mòn dưới mức cho phép.

XEM THÊM:  XE TAY GA BỊ MẤT PHANH: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÍ KỊP THỜI


 
 

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây