Sử dụng đèn pha đúng cách khi tham gia giao thông mà không phải ai cũng biết
Bật Sự tiến bộ của công nghệ giúp đèn pha của chiếc xe (ô tô, xe máy) cũng ngày càng tốt hơn, sáng hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu người điều khiển xe không sử dụng đúng cách thì chiếc đèn pha lại vô tình tạo ra những sự khó chịu và đôi khi là gây ra những tai nạn đáng tiếc trong khi tham gia giao thông.
1.Đèn pha có tác dụng gì? Sử dụng sai sẽ gây ra nguy hiểm gì?
Đèn pha là thiết bị chiếu sáng được sử dụng trên các loại ô tô, xe máy phổ biến trên thị trường. Đây là loại đèn có luồng ánh sáng lớn và tập trung, có khả năng chiếu ngang mặt đường khoảng 100m, giúp người lái xe nhìn rõ đường đi, biển báo và các chướng ngại từ đằng xa trong điều kiện trời tối. Đèn thích hợp để sử dụng khi đi đường cao tốc, đường trường.
Ở các dòng xe gắn máy hiện nay, đèn pha chủ yếu là bóng halogen. Còn những dòng xe đời mới, cao cấp thường trang bị đèn Led cho thiết bị chiếu sáng này.
Đèn pha thường được sử dụng kết hợp với đèn cốt - loại giúp người lái nhìn rõ đường đi ở tầm gần để tối ưu khả năng chiếu sáng. Ở các dòng xe ô tô, xe máy điện thông dụng, thiết bị chiếu sáng này thường tích hợp luôn cả hai chế độ: chiếu xa (đèn pha) và chiếu gần (đèn cốt). Ngoài ra một số phương tiện có thêm chế độ đèn sương mù với ánh sáng vàng có khả năng chiếu sáng trong điều kiện sương mù.
Do đèn có cường độ chiếu sáng mạnh nên người điều khiển xe cần đặc biệt chú ý cách sử dụng đèn pha xe máy đúng. Bởi việc bật đèn không hợp lý có thể gây lóa mắt khiến người lái khác khó chịu, ức chế. Bên cạnh đó, việc hạn chế khả năng quan sát có thể dẫn tới va chạm, gây tai nạn do không kịp phản xạ trong một vài tình huống.
2.Cách sử dụng đèn pha xe máy đúng cách - đúng luật
Để đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông và không vi phạm luật lệ, bạn cần lưu ý các tình huống sử dụng đèn pha, đèn cốt cùng cách xử lý trong từng trường hợp. Điều này cũng được áp dụng kể cả khi bạn đang sử dụng các dòng xe máy 50cc không cần bằng lái. Cụ thể như sau:
- Với xe không có công tắc tắt đèn pha, bạn nên chuyển sang chế độ đền cốt (hoặc chế độ đèn sương mù) khi lái xe vào ban ngày.
- Dùng đèn cốt khi lái xe vào buổi tối ở khu vực đô thị hoặc khu dân cư. Chỉ khi đường vắng, thiếu sáng hoặc lái xe trên đường cao tốc mới chuyển sang đèn pha để quan sát tốt hơn. Nhưng nếu thấy xe đến gần, cần giảm tốc độ và chuyển sang chế độ chiếu gần cho đến khi xe đó đã đi qua.
- Nháy đèn pha (tắt mở liên tục trong thời gian ngắn) khi cần sang đường, xin vượt, xin nhường hay nhắc nhở xe khác hạ đèn pha.
- Chú ý đèn hiển thị chế độ đèn pha/ đèn cốt trên màn hình hiển thị của xe để tắt mở và chuyển chế độ nếu cần thiết.
- Khi thấy xe khác nháy đèn pha, cần kiểm tra màn hình hiển thị xem mình đang để chế độ đèn pha nào và chuyển sang chế độ đèn cốt nếu đang bật chiếu xa. Bởi khả năng cao đây là tín hiệu cảnh bảo cần hạ đèn để tránh gây chói mắt cho các tài xế khác.
- Không lắp đèn sai công suất, đèn không khớp với chóa đèn, không lắp thêm các loại đèn trợ sáng. Điều này có thể dẫn tới hư hỏng đèn pha, hệ thống điện, gây mất an toàn khi sử dụng và không đảm bảo điều kiện bảo hành xe theo quy định của nhà cung cấp.
- Bảo dưỡng đèn định kỳ, căn chỉnh luồng sáng đúng chuẩn khi cần thiết và thay thế đèn sau khi sử dụng một thời gian để đảm bảo mức độ sáng và độ bền của đèn.
XEM THÊM:
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAY ĐÈN LED CHO XE MÁY
Trên đây là toàn bộ những điều cần biết về đèn pha xe máy, cách sử dụng và những quy định liên quan. Mong rằng những thông tin về cách sử dụng đèn pha xe máy có thể giúp ích cho bạn để có những hành trình an toàn, thoải mái và góp phần xây dựng văn hóa giao thông.