Xe tay ga bị mất phanh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lí kịp thời
Hệ thống phanh (thắng) có thể được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chiếc xe máy bởi vì nó có nhiệm vụ làm giảm tốc độ hoặc dừng xe trong trường hợp đảm bảo an toàn cho người lái tránh các tai nạn do va chạm với xe khác hoặc chướng ngại vật.
Dù là xe gì, hãng nào, xe xịn...mà hệ thống phanh (thắng) không đảm bảo thì cũng không ai dám chạy.
Xe tay ga mất phanh là hiện tượng khi xe của bạn bị mất tác dụng ở hệ thống phanh, bóp phanh nhưng lại không giảm tốc độ, từ đó dẫn đến việc mất kiểm soát khi đang vận hành với tốc độ cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất phanh ở xe tay ga.
1.Cấu tạo
- Ở xe gắn máy thường có hai thắng (phanh), thắng trước và thắng sau. Hầu hết thắng (phanh) trước đươc điều khiển bằng tay và thắng sau được điều khiển bằng chân. Riêng xe tay ga thì điều khiển thắng (phanh) bằng cả 2 tay.
- Hệ thống thắng gồm cơ cấu điều khiển và cơ cấu thắng.
Cơ cấu điều khiển:
- Điều khiển bằng tay: Tay thắng gắn ở tay lái gồm vỏ ruột, dây thắng và ốc siết dây thắng.
- Điều khiển bằng chân: Gồm bàn đạp thắng, lò xo hoàn lực, cây sắt điều khiển, tán hiệu chỉnh.
Cơ cấu thắng(phanh):
- Được gắn ở bánh xe gồm:
a/ Bộ phận di động:
Đùm bánh xe, lòng đùm bằng gang hay thép được tiện tròn rồi ép vào lòng đùm (tăm bua).
b/ Bộ phận cố định:
Mâm thắng được giữ cố định nhờ một rãnh tiện ăn khớp với ét gô phuộc trước hoặc vặn bù lon ở gắp sau, có các chi tiết.
- Một cốt cố định (chốt má thắng).
- Một cốt di động xuyên qua lỗ khoan ở mâm thắng, phía trong có dạng cam gọi là cam thắng, phía ngoài có dự trù để bắt giòng thắng.
- Gióng thắng một đầu siết chặt với cốt di động (cam thắng) đầu còn lại nối với cơ cấu điều khiển thắng.
- Hai ngàm thắng dạng bán nguyệt một đầu tì vào cốt cố định, đầu còn lại tì vào cam thắng, hai má thắng luôn luôn được kéo sát vào nhau nhờ hai lò xo má thắng, phía ngoài má thắng có dán bố thắng.
Ngoài ra đối với một số xe ở mâm thắng còn có bánh xe răng xoắn (trục vít) để điều khiển đồng hồ báo tốc độ. Bánh xe răng xoắn có thể gắn liền với mâm thắng bằng phe gài hoặc để rời.
2.Nguyên lý làm việc
- Bình thường khi không sử dụng thắng hai má thắng luôn luôn ép sát vào cam thắng nhờ hai lò xo hoàn lực nên lòng đùm quay tự do. Khi sử dụng thắng qua cơ cấu điều khiển, giòng thắng xoay làm xoay cam thắng.
- Hai mấu lồi của cam thắng đẩy hàm thắng bung ra ép sát vào lòng đùm qua lớp bố thắng tạo ra sự ma sát với lòng đùm làm bánh xe không quay được. Khi hết tác động, nhờ lực kéo của lò xo hoàn lực, cam thắng trở về vị trí cũ, hai hàm thắng ép vào cam thắng,bánh xe quay bình thường.
Điều chỉnh thắng:
Điều chỉnh sao cho tay thắng hoặc bàn đạp thắng có khoảng chạy tự do (chạy không) tính từ lúc bắt đầu tác động đến lúc thắng ăn từ khoảng 10 - 20 mm là đạt.
3.Nguyên nhân xe tay ga bị mất phanh là gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mất phanh ở xe tay ga mà bạn nên biết để phòng tránh.
-Thường xuyên rà phanh liên tục khiến phanh bị nóng, má phanh mòn dần rồi dẫn đến mất phanh.
-Quên rửa xe, đặc biệt là sau khi đi mưa vì cát, đất, sỏi, đá có thể kẹt vào phanh đĩa, gây xước đĩa.
-Không kiểm tra, thay má phanh định kỳ.
-Má phanh hoặc đĩa phanh dính chất bôi trơn.
4.Xe tay ga bị mất phanh có dấu hiệu gì?
Khi chúng ta bóp phanh nhưng cảm giác quá nhẹ, phải bóp rất sâu thì xe mới bị giảm tốc độ hoặc xe vẫn tiếp tục chuyển động như bình thường mà không hề giảm tốc độ hay dừng lại, đó là dấu hiệu cho thấy phanh xe máy của bạn đang bị hỏng.
5.Các hư hỏng thường thấy
*THẮNG(PHANH) KHÔNG ĂN:
Nguyên nhân:
- Điều chỉnh khoảng chạy không quá lớn.
- Dóng thắng lỏng hoặc lờn gai nơi bắt với cam thắng.
- Bố thắng quá mòn.
- Bố chai cứng.
*KẸT THẮNG(PHANH):
Nguyên nhân:
- Vỏ dây thắng nhỏ hơn ruột.
- Dây rỉ sét.
- Lò xo hoàn lực yếu, gãy, sút.
- Cam thắng xoay ngang không trở về vị trí cũ được do chỉnh khoảng chạy của giòng thắng quá lớn (bố mòn tăng thêm).
- Tăm bua bị ô van.
- Khoảng chạy không - quá nhỏ.
- Miệng đùm bị cọ vào mâm thắng.
Lưu ý:
Khi tháo ráp mâm thắng ra khỏi lòng đùm phải chú ý long đền chêm để khi ráp vào không bị cọ vào miệng đùm.
*THẮNG(PHANH) BỊ KÊU:
Nguyên nhân:
- Bố thắng mòn.
- Tăm bua bị ô van.
- Bố bị chai cứng.
Lưu ý:
+ Khi thay bố mới phải rà bố lại cho bố tiếp xúc đều với lòng đùm. Phương pháp rà bố.
- Bôi phấn vào lòng đùm cho đều.
- Cho mâm thắng vào lòng đùm.
- Giữ má thắng và xoay bánh xe.
- Đẩy nhẹ giòng thắng cho 2 hàm thắng bung ra ma sát vào lòng đùm.
- Lấy mâm thắng ra quan sát mặt bố thắng. Nếu bố ăn không đều dùng lưỡi cưa sắt bào cho bố
tiếp xúc tốt (ăn đều).
Mỗi lần đạp thắng nghe có tiếng kêu ở bánh sau là do các nguyên nhân:
- Tán giữ cốt đùm sau không siết chặt.
- Bù lon giữ mâm thắng siết không chặt.
- Cao su giảm chấn ở nhún sau bị bể.
6.Cách xử lý khi xe tay ga bị mất phanh
Phanh (thắng) xe máy là bộ phận vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn khi lái xe, vì vậy bạn cần xử lý ngay khi thấy phanh (thắng) gặp vấn đề.
-Nên kiểm tra hệ thống phanh định kỳ cùng với thời gian thay nhớt để tránh bị quên.
-Kiểm tra và thay dầu phanh nếu cần thiết.
-Thay đĩa phanh mới nếu phát hiện đĩa bị xước hoặc biến dạng.
-Nên mua phanh thắng ở các cửa hàng uy tín để tránh hàng giả, kém chất lượng.
Lưu ý: Khi đổ đèo hoặc xuống dốc thì nghiêm cấm việc tắt máy xe, có thể bạn tiết kiệm được 1 ít xăng nhưng hậu quả mà nó mang lại là vô cùng lớn. Tốt nhất là nên giảm ga xuống mức thấp nhất và bóp phanh liên tục