Bộ ly hợp xe máy là gì? Cấu tạo & nguyên lý hoạt động

Đối với những chiếc xe máy, bộ ly hợp là một bộ phận quan trọng không thể thiếu giúp cho xe máy có thể vận hành ổn định. Tuy nhiên bộ ly hợp xe máy là gì thì không phải ai cũng biết.
Bộ ly hợp xe máy là gì? Cấu tạo & nguyên lý hoạt động như thế nào?
Bộ ly hợp xe máy là gì? Cấu tạo & nguyên lý hoạt động như thế nào?

Bộ ly hợp xe máy là gì? Cấu tạo & nguyên lý hoạt động

Có bao giờ bạn thắc mắc bộ ly hợp xe máy là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào?

Đặc biệt với những bạn đang sử dụng xe côn tay hay xe số thì mối quan tâm với chi tiết này là không hề nhỏ. Vậy để hiểu hơn về bộ ly hợp xe máy chúng tôi xin mời bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây!

1.Bộ ly hợp xe máy là gì?

Bộ ly hợp là phần trung gian nằm giữa động cơ và hộp số. Nhiệm vụ của bộ phận này là nối hoặc cắt truyền động từ máy đến bánh xe. Còn nữa khi xe khởi động hoặc cần sang số thì bộ phận cũng có nhiệm vụ là tách động cơ máy ra khỏi hệ thống truyền lực

Sau khi đã tìm hiểu bộ ly hợp xe máy là gì rồi. Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu bộ ly hợp xe máy là gì?

2.Vai trò của bộ ly hợp xe máy

Trong các bộ phận của xe máy (xe côn tay) bộ ly hợp có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là bộ phận nằm giữa hộp số của động cơ và động cơ.

Bộ phận này có vai trò cắt hoặc nối truyền động từ máy sang bánh xe, tách động cơ ra hệ thống truyền lực khi xe sang số hoặc khi khởi động, nối trục khuỷu động cơ với trục hộp số khi xe máy chuyển động.

Ly hợp xe máy côn tay thường là ly hợp ma sát, có các đĩa chủ động và bị động được ngâm trong dầu.

Khi xe máy bị hiện tượng uống xăng hơn bình thường, xe chạy yếu, gia tốc giảm thì khi đó rất có thể bộ ly hợp xe máy đang gặp vấn đề. Và bạn nên kiểm tra để khắc phục những sự cố này.

XEM THÊM: NHÔNG SÊN DĨA ĐI BAO LÂU THÌ NÊN THAY MỚI?

3.Cấu tạo ly hợp xe máy

Bộ ly hợp xe máy có cấu tạo gồm 2 phần chính là tiếp động & tải, nó là trung gian điều khiển lực truyền động từ máy sang bánh xe theo cơ cấu lực ma sát.

Lực này được tạo ra nhờ búa ba càng bắt vào chuông nồi trước ở ly hợp tiếp động hoặc từ lá thép ép lá phíp ở lý hợp tải.

Khi ly hợp nhả hay cắt (ở trạng thái ly) thì lực không truyền ra được bánh sau. Khi vào số thì bộ ly hợp sẽ tăng lực ma sát (ở trạng thái hợp) và truyền công suất tới bánh xe.
 
cau tao bo ly hop


Nói chung cấu tạo ly hợp xe máy khá phức tạp và khi chúng xảy ra hỏng hóc, sự cố thì người dùng chỉ có thể mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng để sửa chữa, thay thế mà không thể tự khắc phục tại nhà.

4.Bộ ly hợp xe máy hoạt động thế nào?

Bộ ly hợp xe máy hoạt động theo nguyên lý lực ly tâm, nghĩa là khi tốc độ quay của động cơ càng lớn sẽ tạo ra lực ép lên tấm ma sát càng lớn, hao tổn lực ma sát trượt ít cho xe máy chạy khỏe hơn, bốc hơn. Sau một thời gian dài bộ ly hợp của xe máy sẽ bị giảm khả năng hoạt động dẫn đến hỏng hóc.
 
nguyen ly hoat dong cua bo ly hop

5.Dấu hiệu hư hỏng ở bộ ly hợp

Thông thường bộ ly hợp ở xe máy (ở xe số) là khoảng 50.000 km. Khi bộ ly hợp hỏng thì bạn sẽ thấy xe có những hiện tượng sau:

    -Xe chạy hao xăng hơn bình thường. Mức tiêu hao nhiên liệu có thể tăng lên đến 30-40%.

    -Xe chạy yếu hơn đặc biệt là khi chở hàng nặng

    -Xe máy không đề được

    -Xe máy ra khói đen

    -Xe khó vào số, số nặng và bị dắt số do búa côn không ngắt dứt khoát khi giảm ga.

    -Khi tăng giảm số, xe bị hiện tượng giật mạnh và cần vòng tua lớn khi chuyển bánh.

    -Sau động cơ có tiếng kêu do bánh răng ăn khớp giữa bộ côn trước và côn sau bị va đập, rơi gãy.
 
bo ly hop bi hu hong


Như vậy khi thấy xe máy có những hiện tượng trên thì bạn không nên vận hành xe tiếp mà hãy kiểm tra bộ ly hợp xe máy, nếu thấy chúng mòn hãy thay cái mới hoặc mang xe tới cửa hàng sửa chữa xe máy uy tín để khắc phục.

XEM THÊM: NƯỚC LÀM MÁT XE MÁY KHI NÀO THÌ NÊN THAY?


 

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây