TOP - TÌM KIẾM SP

"Cẩm nang" chăm sóc nội thất xe

"Cẩm nang" chăm sóc nội thất xe

"Cẩm nang" chăm sóc nội thất xe
Không chỉ là những chiếc xe đã qua sử dụng, mà ngay cả những chiếc xe vừa mới xuất xưởng cũng cần chăm sóc nội thất.
Nếu có thời gian, các chủ xe có thể tự mua hóa chất và tự chăm sóc chiếc xe của mình

Cũng giống như nhiều đồ dùng khác, sự xuống cấp của nội thất xe diễn ra hết sức từ từ và có thể khiến cho người sử dụng không nhận ra sự khác biệt của ngày hôm nay so với ngày hôm qua hoặc một vài ngày trước đó.

Chính vì vậy, việc lơ đễnh hoặc chủ quan, cộng với quá trình sử dụng thiếu ý thức trong một khoảng thời gian đủ dài sẽ làm cho nội thất xe bị hủy hoại tới mức rất tồi tệ lúc nào không hay.

Hãy quan sát bề mặt nệm ghế da cao cấp của một chiếc Lexus RX đời 2011 để thấy rõ điều này (ảnh bên). Chỉ sau gần 2 năm sử dụng, màu kem trang nhã đã không còn, mà thay vào đó là một màu xỉn loang lổ, cùng hàng trăm vết nứt răm trên khắp bề mặt và lưng ghế.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do da bị khô, lại chịu áp lực lớn của người ngồi.

Nguy cơ tiềm ẩn

Bề mặt da bị nứt gãy sau một thời gian sử dụng

Thực tế là rất nhiều xe hơi ở Việt Nam không được chăm sóc đúng cách để dẫn đến hậu quả tương tự như thế Tài Lộc Nguyễn đã cố gắng chọn một chiếc xe có nội thất sáng màu để dễ dàng nhận ra sự xuống cấp này, trong khi nội thất tối màu (than chì hoặc đen) cũng có thể bị xuống cấp tương tự nhưng khó quan sát hơn. Bên cạnh nguy cơ nứt gãy bề mặt da, các chi tiết bằng nhựa, ốp gỗ hoặc giả gỗ có thể bị bạc màu do tác động của điều kiện thời tiết.

Nhưng không ai tháo toàn bộ nội thất xe ra để giặt như cách làm với quần áo. Còn nếu dùng các loại xà phòng hay chất tẩy rửa thông thường thì hậu quả là nội thất xe sẽ bị hủy hoại với mức độ ghê gớm hơn do hóa chất ngấm vào, lưu lại mà không thể rửa sạch.

Chính vì vậy, dù mang xe đến các trung tâm chăm sóc chuyên nghiệp hay tự mình chăm sóc xe ở nhà thì các chủ xe nhất định phải sử dụng các loại hóa chất chuyên dùng.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay phổ biến là các loại hóa chất chăm sóc xe hơi của các thương hiệu như Sonax, 3M, Liqui Moly,… Việc sử dụng hóa chất chuyên dùng không chỉ làm sạch chất bẩn và các mùi khó chịu (thuốc lá, nước hoa, ẩm mốc,…) mà còn giữ nguyên bản màu sắc và chất liệu của nội thất xe.

Các cấp độ chăm sóc

Một trong những phương pháp truyền thống rất đơn giản nhưng khá hiệu quả mà các chủ xe có thể tiến hành định kỳ là tự vệ sinh nội thất sau mỗi lần rửa xe và hút sạch bụi. Những thứ cần chuẩn bị là 2 chiếc khăn sạch (tốt nhất là loại khăn dệt bằng sợi Microfiber) và nước ấm.

Hãy dùng một chiếc khăn sạch nhúng nước ấm, vắt mạnh, rồi lau nhẹ lần lượt tất cả các bề mặt nội thất xe. Đặc biệt chú ý lau kỹ các khe kẽ sâu, vì những vị trí này rất hay đọng bụi bẩn, có thể là ngọn nguồn của những mùi hôi hám như các kẽ nệm ghế, các hốc trên táp-lô, cửa gió điều hòa,… Lau cẩn thận tất cả những vị trí nào có thể tháo ra hoặc lật lên như nắp hộc chứa đồ, túi đựng đồ lưng ghế trước hay hộc đựng găng tay.

Chỉ sử dụng hóa chất chuyên dùng để chăm sóc nội thất xe, để giữ độ bền của các chất liệu và không lưu lại mùi khó chịu

Phương pháp này cũng có thể áp dụng cả với một số chi tiết bằng nỉ như ghế nỉ, trần xe, táp-pi cửa,… Sau khi lau bằng khăn ẩm xong, dùng khăn khô lau lại một lượt.

Với các xe có nội thất da thật, các chủ xe có thể tự mua hóa chất dưỡng da ôtô về chăm sóc để làm mềm bề mặt da.

Khi nội thất của xe đã đến mức cần sự chăm sóc chuyên nghiệp với những hóa chất chuyên dùng, thì mỗi loại chất liệu lại trên xe cần có những hóa chất khác nhau để làm sạch.

Đơn cử như hãng Sonax có các sản phẩm hóa chất chuyên biệt để chăm sóc nội thất ôtô như hóa chất làm sạch và dưỡng nội thất da/nỉ, hóa chất làm sạch cửa kính, hóa chất làm sạch và chăm sóc các bề mặt nhựa,…

Các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc xe hơi khuyên rằng không thể coi nhẹ một hạng mục nào trong quá trình chăm sóc nội thất xe ở Việt Nam.

Ghế thường xuyên phải chịu áp lực lớn do người ngồi, táp lô thì thường bị bạc màu do nắng nóng, các gioăng cao su thì có nguy cơ lão hóa nhanh do thời tiết thất thường,…

Hiệu quả và chi phí

Chi phí cho một lần chăm sóc toàn bộ nội thất tại một số trung tâm chăm sóc xe hơi  khoảng trên 1,5 triệu VND tùy loại xe và tình trạng nội thất. Với nhiều dòng xe mới xuất xưởng, việc chăm sóc ban đầu và định kỳ sau đó sẽ ít tốn kém hơn, nhưng có tác dụng vô cùng quan trọng là khiến thứ mùi xe mới đặc trưng giảm nhanh chóng và làm cho bề mặt da được bền và mịn như mới trong suốt quá trình sử dụng về sau.

Như đã đề cập ở trên, công việc định kỳ mà các chủ xe nên làm là tự chăm sóc nội thất xe sau mỗi lần rửa và hút bụi. Chỉ cần lơ là và gián đoạn sau một mùa hanh khô, toàn bộ nội thất da có thể bị rạn và gãy mà không bao giờ có thể phục hồi.

 

8 lời khuyên để nội thất xe luôn sạch đẹp

1. Hạn chế mặc các loại quần áo có đính những vật cứng (khuy kim loại, khóa kim loại, hạt trang trí, móc treo…) ở phía sau. Những vật này có thể làm cho mặt ghế hoặc lưng ghế xe bị xước và rạn nứt cục bộ rất nhanh.

2. Chú ý lựa chọn các loại trang phục không bị phai màu khi nội thất xe của bạn được bọc gam màu sáng như trắng, kem, màu be… Nội thất bị dính thuốc nhuộm có thể sẽ rất khó tẩy sạch hoàn toàn như mới.

3. Không nên để các vật to và dày quá cỡ như chai nước hay hộp bánh vào túi đựng sau lưng ghế trước. Vị trí này thường để các vật mỏng như giấy tờ, khăn tay và những thứ tương tự. Các túi này nếu bị phồng và dãn sẽ làm cho khoang xe trông bẩn và xấu.

4. Hãy đóng kín tất cả các cửa kính và để điều hòa ở chế độ lấy gió bên trong khi đi qua khu vực ô nhiễm (nhiều bụi bẩn hoặc mùi khó chịu) ngay cả khi xe được trang bị hệ thống lọc khí điều hòa.

5. Luôn chú ý giữ gìn vệ sinh bằng cách đóng gói thật chắc chắn và kín các chất lỏng hay những thứ bốc mùi, kiểm tra giày dép của tất cả mọi người trước khi vào/lên xe, đặc biệt chú ý bỏ rác cẩn thận khi có nhu cầu ăn uống trong xe.

6. Việc dùng nước hoa hay các loại hóa chất có mùi thơm để “xử lý” mùi hôi bên trong khoang xe không những không có tác dụng gì, mà còn làm cho nội thất xe bốc mùi nặng và khó chịu hơn.

7. Trước khi rời khỏi xe, hãy nhìn lướt xem trong xe có còn rác không và dọn nhanh (nếu có). Rác và đồ ăn thừa không chỉ làm cho xe trông bẩn thỉu, mà còn có thể bị ôi thiu và bốc mùi, làm ô nhiễm không gian mà bạn thường tận hưởng khi di chuyển.

8. Chăm sóc nội thất xe định kỳ, đặc biệt là khi thời tiết có dấu hiệu bắt đầu chuyển sang mùa hanh khô.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây