TOP - TÌM KIẾM SP

Nên kiểm tra áp suất lốp, tối thiểu 1 lần sau 1000km

Nên kiểm tra áp suất lốp, tối thiểu 1 lần sau 1000km

Nên kiểm tra áp suất lốp, tối thiểu 1 lần sau 1000km
Đã có khá nhiều bài viết nói về việc chăm sóc kiểm tra vỏ xe và lốp xe máy. Hôm nay nhân dịp Tết chúng ta cũng nên dành chút thời gian kiểm tra lại bộ phận khá quan trọng trên xe mình. Với nhiều người thì điều này là không cần thiết. Tuy nhiên nếu phải dắt bộ do xe bể bánh và lỡ một cuộc hẹn quan trọng thì lúc ấy bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của việc kiểm tra áp suất lốp là như thế nào.
Lái xe trong tình trạng áp suất lốp thấp, ma sát không đủ lớn giữa lốp, săm và vành khiến chúng trượt trên nhau. Lực phát sinh có xu hướng kéo van thụt vào, nhưng van lại cố định bởi ốc trên vành dẫn đến hậu quả phá hỏng chân van.
Có những nguyên nhân làm lốp non hơi như vật nhọn làm thủng săm, khí thoát ra ngoài qua khe hở. Vết thủng nhỏ, khí rò rỉ từ từ, bạn lái xe trong tình trạng non hơi mà không hề hay biết.
Thực tế, dù săm chẳng bị thủng nhưng áp suất lốp vẫn giảm dần. Chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài làm không khí có xu hướng thấm qua lớp cao su ra ngoài.
Nhiệt độ càng cao, tốc độ thẩm thấu là càng nhanh. Đó là lý do tại sao để dưới trời nắng xe xuống hơi nhanh. Một nguyên nhân khác, nhiệt độ cũng làm giảm chức năng làm kín của đệm cao su nằm trong van, thậm chí chúng còn chảy ra và không giữ hơi được nữa. Những nguyên nhân trên cũng giải thích hiện tượng săm còn mới giữ hơi tốt hơn.

Tại sao đi xe non hơi dễ hỏng săm?

Đóng vai trò cầu nối trong tương tác giữa mặt đường-xe, săm và lốp nằm trong số những chi tiết trên xe làm việc nặng nhọc nhất. Trong những lần vá hoặc thay săm, nếu chú ý bạn sẽ nhận thấy rất nhiều nhiều vụn cao su nhỏ trong lốp, chúng là do săm và lốp vị cào mòn.
Hãy kiểm tra liệu có vật nhọn gì găm vào lốp không nếu có hãy rút nó ra, tháo ốc đẩy van thụt sâu vào trong trước khi dắt bộ.​
Để xe tiến phía trước, lốp và cả săm thường xuyên trong trạng thái biến dạng, rồi lại không biến dạng. Chu kỳ này lặp lại liên tục theo mỗi vòng quay của bánh xe tại vị trí tiếp xúc với mặt đường. Biến dạng thường xuyên làm cao su bong ra tạo thành vụn nhỏ.
Nếu bạn chưa hình dung ra nguyên lý này, hãy tưởng tưởng tới việc dùng tay bóp bánh mì, nhả ra, rồi tiếp tục bóp. Lặp lại vài lần như vậy, vụn nhỏ từ vỏ bánh mì sẽ rời ra. Săm và lốp cũng như vậy, chỉ có điều là chúng bền hơn bánh mì một chút. Hiện tượng này luôn luôn xảy ra dù lốp có căng hay không. Điều đáng nói ở đây lốp non, biến dạng nhiều hơn, tốc độ mài mòn cả săm và lốp cũng nhiều hơn.
Một hiện tượng khác, chân van cũng dễ bị hư khi bạn lái xe non hơi. Áp suất không đủ lớn để tạo ra lực ép chặt giữa lốp, săm và vành. Lực ma sát nhỏ khiến chúng bị trượt trên nhau, lực phát sinh co kéo chân van liên tục, nhưng van lại được cố định vào vành. Hậu quả tất yếu là chân van bị phá hỏng.
Khi thay săm vì hỏng chân van, thỉnh thoảng bạn thấy săm bị cuộn lại ở vị trí van. Rất có thể nguyên nhân do bạn đi non hơi và săm bị cuộn là do bạn dắt bộ xe trong tình trạng hết hơi. Nếu xe hết hơi, dừng xe là điều bắt buộc. Hãy kiểm tra liệu có vật nhọn gì găm vào lốp không nếu có hãy rút nó ra, tháo ốc đẩy van thụt sâu vào trong trước khi dắt bộ.
Chi phí thay săm chẳng đáng kể gì khoảng 100.000 đồng, nhưng phiền phức khác như phải dắt bộ, lỡ một cuộc hẹn quan trọng khiến hầu hết chúng ta khó chịu, thậm chí khi đi về tỉnh lẻ bị bục săm tìm được của hàng sửa xe đã khó đôi khi họ còn hết săm thay.
Vì vậy, tập cho mình thói quen kiểm tra áp suất lốp, tối thiểu 1 lần sau 1000km và bơm hơi bổ sung khi cần thiết để tránh những phiền toái.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây