Đà điểu làm được như vậy là do đôi chân có các khớp nối uyển chuyển giữ cho thân mình phía trên luôn ổn định.
1) Đóng góp vào khả năng lái và khả năng phanh (thắng) của xe.
2) Đem đến sự an toàn và êm ái bằng cách tách biệt một cách tương đối giữa người lái những chấn động, xóc, ồn ào dội từ mặt đường.
Phuộc gắn trên khung sườn xe máy
Hiện nay chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về hiện tượng
giảm xóc của xe máy bị kêu “cụp cụp” sau khoảng 1 năm sử dụng. Khi xe chở hai người thì có cảm giác rất xóc khi qua các ổ gà hay các gờ giảm tốc trên đường. Kèm theo đó là cảm giác bánh xe không còn bám đường, đuôi xe “bê” hay sàng khi ôm cua.
Để giải quyết được vấn đề các bạn cần tìm hiểu về cấu tạo của phuộc. Về cơ bản phuộc có 2 phần chính là lò xo ngoài để chuyển động đàn hồi theo những chấn động của bánh xe và phần ti phuộc + ống phuộc có chức năng hấp thụ những chấn động này.
Sau một thời gian sử dụng phần ti phuộc + ống phuộc xuống cấp gây ra những hiện tượng khó chịu nói trên. Ở đây chúng ta cần quan tâm 2 đặc điểm của bộ phận này: chiều dài hành trình piston và khả năng hấp thụ các xung động từ mặt đường.
Mono-Tube và Twin-Tube
Chúng ta hãy xem cấu tạo của phuộc theo xe như hình vẽ bên trái. Phuộc “zin” gồm một ống phuộc (mono tube) có chứa dầu và 2 piston ở bên trong và một 1 van di chuyển lên xuống để hấp thụ lực. Ở những nước có điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, dầu sẽ bị nóng lên đồng thời xuất hiện bọt khí làm choáng chổ khoang dầu sau một thời gian sử dụng. Thể tích dầu tăng lên trong khi thể tích khoang chứa dầu vẫn vậy. Hậu quả là đường chạy của piston bị giảm xuống rõ rệt, chiều dài hành trình giảm xuống, phuộc mất khả năng giảm xóc. Khi bọt khí xuất hiện nhiều chúng có xu hướng trào ra ngoài kéo theo dầu gọi là hiện tường xì dầu (leaking). Ngoài ra khi bụi cát hay làm cho xước ty phuộc, phuộc cũng bị xì dầu thì mất khả năng hấp thụ lực.