TOP - TÌM KIẾM SP

7 bộ phận xe máy dễ hỏng nhất

7 bộ phận xe máy dễ hỏng nhất

7 bộ phận xe máy dễ hỏng nhất
7 bộ phận xe máy dễ hỏng nhất mà các bạn cần lưu ý. Trong trường hợp bạn đi xa nhà cần kiểm tra cẩn thận từng bộ phận trước khi đi để đảm bảo an toàn và tránh những trường hợp hỏng hóc xảy ra trên đường đi.
 

1. Bugi đánh điện cho buồng đốt

 Đây là bộ phận thường được kiểm tra đầu tiên khi xe khó nổ do nghi ngờ bugi không đánh điện châm lửa cho buồng đốt. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này như dây dẫn bị ướt do ngập nước, điểm tiếp xúc lâu ngày không vệ sinh, hay xuất phát từ cỗ máy như chế hòa khí phân phối không ổn định, rò rỉ dầu vào bugi, bám muội, động cơ hoạt động quá nóng…

2. Dây côn

Dù là dây côn hay các lá côn, chỉ một lỗi nhỏ trên ly hợp cũng khiến quá trình vận hành xe trở nên phức tạp. Xi-lanh thủy lực rò rỉ, mòn, vỡ các chi tiết của bộ ly hợp…. là những hiện tượng sinh ra từ chính thói quen điều khiển xe của mỗi tay lái.

7-bo-phan-xe-may-de-hong-nhat1

 3. Ắc quy, bộ phát

Ắc-quy, bộ phát, máy phát hay IC cũng là những bộ phận có thể bị hỏng chỉ sau một lần chập hệ thống điện. Ví dụ khi đề nổ giữ đề lâu có thể dẫn tới trường hợp ắc-quy bị phóng hết điện, chỉ còn cách đẩy nổ. Với một chiếc xe máy phổ thông thì còn khả thi, nhưng với môtô trọng lượng tầm 200 kg mọi chuyện không dễ dàng.

4. Nhông xích xe máy

Có nhiều loại nhông xích xe máy như:  Nhông cho Honda Shadow 750; Sên nhông đĩa cho Yamaha Exiter; Nhông đồng hồ 2; Nhông nồi lớn FEDERAL cho xe Honda…

Cơ cấu các bánh răng của hộp số rất chặt chẽ, đơn giản nhưng dưới tác dụng của sức ép hay tuổi thọ dài đều có thể làm cho hộp số yếu, mòn. Đơn giản như xích hay nhông gặp vấn đề không thể truyền tải mô-men lực đến bánh sau sẽ khiến chủ nhân bị bỏ lại bên đường và chỉ còn cách chờ cứu hộ.

5. Bộ phận cơ khí

Ma sát giữa các bộ phận cơ khí dễ dẫn đến mòn bề mặt, do đó cần bảo dưỡng định kỳ, tra dầu nhớt đầy đủ để giảm ma sát đồng thời giải nhiệt động cơ, tránh cong vênh các chi tiết. Nếu không đủ dầu hoặc dầu đã cũ nếu cố chạy lâu sẽ dẫn tới hiện tượng bó máy.

6.  Bộ điều khiển trung tâm ECU 

Bộ điều khiển trung tâm ECU trên những xe hiện đại với những xử lý điện tử tinh vi và chính xác hơn rất nhiều so với chế hòa khí. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là ECU hoàn toàn lý tưởng, ngược lại cơ chế phức tạp của nó có thể khiến xe tê liệt chỉ vì một lỗi nhỏ trong hệ thống máy tính.

7-bo-phan-xe-may-de-hong-nhat

7. Lốp xe 

Việc quan tâm và có những hiểu biết nhất định về lốp xe máy sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông.
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại lốp dành cho xe máy, bao gồm lốp có săm thông thường và lốp không săm. Đối với những dòng xe máy phổ thông giá rẻ, nhà sản xuất thường dùng loại lốp có săm do ưu thế về giá thành và dễ dàng bơm vá khi xảy ra sự cố. Trong khi đó, lốp không săm hầu hết được trang bị cho các dòng xe tay ga đắt tiền vì nó an toàn khi sử dụng và không bị xì hơi ngay cả khi cán đinh. Tuy nhiên, lốp không săm lại có giá thành cao hơn nhiều so với lốp có săm và đòi hỏi những cửa hàng có máy ép chuyên dụng nếu cần vá.

 Đây được coi là bộ phận thường xuyên phải sửa chữa nhất trên xe bởi là chi tiết duy nhất trên xe tiếp xúc với mặt đường. Mòn, nứt, thủng lốp đều làm mất cân bằng xe, khiến người lái không thể tiếp tục hành trình.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây