TOP - TÌM KIẾM SP

Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục khi phanh xe máy không ăn

Phanh là một bộ phận rất quan trọng trên một chiếc xe máy, nó giúp bạn có thể nhanh chóng giảm tốc độ và dừng chiếc xe lại. Vậy những dấu hiệu nào cho biết phanh xe máy không ăn và cách khắc phục?
Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục khi phanh xe máy không ăn
Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục khi phanh xe máy không ăn

Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục khi phanh xe máy không ăn

Phanh là bộ phận rất quan trọng của xe máy, nó giúp bạn có thể nhanh chóng giảm tốc độ và dừng xe lại. Tuy nhiên nếu phanh của xe bất ngờ gặp sự cố ngoài ý muốn sẽ khiến người điều khiển gặp tai nạn và những sự cố đáng tiếc.

Vậy làm thế nào để dễ dàng nhận biết được phanh xe máy không ăn và khắc phục như thế nào là tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi xem ngay những dấu hiệu phanh xe máy không ăn và cách khắc phục đơn giản nhất trong bài viết này nhé!

I.Dấu hiệu phanh xe máy không ăn

Những dấu hiệu nhận biết sau đây khi phanh xe máy không ăn:

1.Đối với phanh đĩa

Khi bóp phanh tay hoặc giẫm phanh chân nhưng cảm giác quá nhẹ. Xe vẫn tiếp tục chuyển động như bình thường mà không hề giảm tốc độ hay dừng lại. Thì đó là dấu hiệu cho thấy phanh xe của bạn đang bị hỏng.
 

đĩa thắng


Nguyên nhân do má phanh hoặc đĩa phanh bị dính chất bôi trơn. Với xe nhỏ dễ bị đổ dầu phuộc hoặc dầu phanh rỉ ra dính vào. Còn lại do người sử dụng không bảo dưỡng hoặc đến hạn thay thế cupen, đổ dầu sai quy định khiến cho áp suất trong tổng phanh trên khiến má phanh không đủ lực ép lên đĩa phanh.

2.Đối với phanh cơ (phanh tang trống)

2.1. Phanh không ăn:

Là hiện tượng khi bạn bóp phanh rất mạnh nhưng thấy xe rất chậm giảm tốc độ hoặc không hề giảm. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là má phanh đã quá mòn nhưng không được điều chỉnh tăng hoặc đã tăng hết giới hạn. Còn có má phanh bị trơ lì, dầu mỡ dính trên bề mặt phanh cũng khiến phanh gặp hiện tượng này.

2.2. Phanh bị kêu:

Hầu hết những tiếng kêu đều xuất phát từ phanh cơ cần được kiểm tra và khắc phục ngay. Một số nguyên nhân làm phanh kêu là má phanh bị trơ lì gây trượt khi phanh, cát hoặc nước vào má phanh, trục quả đào bị mòn, bề mặt làm việc của nòng may-ơ bị xước.

2.3. Nặng phanh:

Hiện tượng này chủ yếu gặp ở phanh cơ bánh trước do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu.

2.4. Bó phanh:

Là hiện tượng sau khi bạn nhả phanh nhưng má phanh không tách ra khỏi bề mặt tang phanh. Nguyên nhân do lò xo hồi vị phanh yếu, trục quả đào mòn không đều hoặc khô dầu, bề mặt của tang trống bị mòn thành rãnh sâu hoặc má phanh quá mòn, khi đạp phanh quả đào quay 90 độ không có khả năng tự hồi về.

Ngoài ra, khi xe mới rửa xong, đi mưa về để qua đêm cũng dễ dẫn đến hiện tượng mút phanh khi đạp, gây bó cứng.

XEM THÊM: MÁ PHANH ĐĨA LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN THAY MÁ PHANH XE MÁY?

II.Cách khắc phục khi phanh xe máy không ăn

Để sử dụng an toàn hơn khi bạn sử dụng xe máy, sau đây là cách khắc phục phanh xe không ăn:

1.Đối với phanh đĩa

Cách khắc phục duy nhất đối với phanh đĩa không ăn đó là ra các cửa hàng sửa chữa xe máy để thợ sửa chữa kiểm tra và thay thế bộ má phanh mới.
 

đĩa

2.Đối với phanh cơ (phanh tang trống)

Đối với những mẫu xe máy sử dụng phanh tang trống có cách khá đơn giản tự căn chỉnh và giúp phanh ăn trở lại. Đầu tiên bạn nên bóp phanh trước và nhân phanh sau để kiểm tra độ mòn của phanh rồi tiến hành căn chỉnh.

Tiếp theo đưa tuốc nơ vít vào vị trí cần giữ phanh đẩy nhẹ tuốc nơ vít xuống phía bên dưới để cà phanh đưa về phía trước, lúc này ốc chỉnh phanh sẽ lồi ra ngoài.
 

phanh tang trong banh sau



Sau đó bạn vặn ốc theo chiều kim đồng hồ sao cho phù hợp. Rồi bóp thử phanh tay xem được chưa nếu chưa có thể căn chỉnh thêm.

Chú ý: Không nên vặn ốc chỉnh phanh quá chặt vì sẽ làm phanh bị bó cứng, vừa vặn vừa phải thử phanh để đảm bảo an toàn.

III.Lưu ý khi sử dụng phanh xe máy

Sau đây là một số lưu ý khi bạn sử dụng phanh xe máy an toàn.

1.Phanh trước và phanh sau

Khi phanh trọng lượng của xe sẽ dồn về phía trước làm tăng tải trọng lên bánh xe trước có nghĩa là khi phanh lực ma sát của bánh trước lớn hơn bánh sau.

Việc sử dụng riêng phanh trước sẽ tạo ra lực ma sát lớn, đặc biệt khi phanh chết bánh xe trước có thể làm văng xe, bị đổ xe rất nguy hiểm. Còn chỉ sử dụng phanh sau thì lực ma sát yếu hơn do đó xe sẽ trượt dài hơn khi phanh.

Vì vậy phải sử dụng cả 2 phanh sau và trước cùng lúc để đạt được hiệu quả phanh cao nhất cho bất cứ loại đường nào. Không nên phanh chết bánh xe vì sẽ làm xe bị văng đi mà người lái khó điều khiển được.

2.Không phanh xe khi đi vòng rẽ

Người điều khiển nên phanh khi xe đang đi thẳng và xe không nghiêng, không nên phanh khi xe đang vòng rẽ tránh xe bị đổ ngã gây tai nạn.

3.Kỹ năng phanh xe khi đi hai người

Phanh xe khi đi hai người cần lưu ý những điều sau:

-Do thêm người ngồi phía sau nên sự thay đổi tư thế ngồi của người ngồi sau gây khó khăn cho người điều khiển xe nên khi xuất phát phải báo người ngồi sau biết để chuẩn bị. Yêu cầu tay và đầu gối người ngồi sau nên giữ chặt lấy người ngồi trước để tạo khối thống nhất.

-Khi phanh người lái xe chịu trọng lực của người ngồi sau dồn về phía trước nên phải phanh nhẹ hơn và cự ly dừng lớn hơn chứ không phanh mạnh để rút ngắn cự ly dừng.

-Do thêm trọng lượng của người sau lên bánh sau nên có thể phanh phanh sau mạnh hơn so với chỉ đi một người để rút ngắn cự ly dừng.

XEM THÊM: PHANH ABS XE MÁY LIỆU CÓ THỰC SỰ TỐT?


 

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây