IC xe máy là gì? Tại sao ‘đạo chích’ hay cuỗm bộ phận này?
Trái với kích thước nhỏ gọn, IC lại là bộ phận quan trọng và rất có giá trị trên xe máy, vì vậy thường trở thành mục tiêu của các đối tượng “đạo chích”.
Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục xuất hiện các bài viết, video chia sẻ về việc hàng loạt xe máy (nhất là các dòng xe tay ga) bị trộm mất IC, khiến không ít chủ xe phải khổ sở vì không thể khởi động và sử dụng xe. Vậy IC là gì? Tại sao bộ phận này lại hay bị các đối tượng trộm cắp nhắm đến?
IC xe máy là gì? Tại sao ‘đạo chích’ hay cuỗm bộ phận này?
IC xe máy là một bộ phận quan trọng trên xe máy. IC được xem là hệ thống trung tâm điều khiển toàn bộ hệ thống điện trên xe, giúp xe hoạt động trơn tru. Nếu IC xe máy bị hỏng, xe máy sẽ không thể hoạt động được.
Quá trình hoạt động của xe máy phụ thuộc vào bộ phận IC. Bộ phận này tuy có kích thước nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng giúp xe khởi động và vận hành.
1. IC xe máy là gì?
IC xe máy (Integrated-Circuit) là một loại động cơ nhiệt, trong đó quá trình đánh lửa và đốt cháy nhiên liệu xảy ra bên trong chính động cơ.
Nói cách khác, nhiên liệu của động cơ kết hợp với không khí bên trong buồng đốt và tích tụ để hoạt động. IC xe máy dùng để điều khiển mạch điện tử từ đơn giản đến phức tạp. Thông thường, xe máy sẽ có động cơ IC hai kỳ hoặc bốn kỳ.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cục IC xe máy
2.1. Cấu tạo chung
Mỗi IC sẽ có cấu tạo khác nhau để phù hợp với các dòng xe. Cấu tạo chung của IC xe máy đều có 2 bộ phận chính:
-Bộ phận kích lửa.
-Các loại dây: dây kích (thường có màu xanh dương sọc vàng), dây mobin lửa (có màu đen sọc đỏ), dây mobin sườn (dây đen sọc vàng), dây mass (dây có màu xanh lá cây) và dây tắt máy, ... Số lượng dây ít hoặc nhiều tùy thuộc vào loại IC của xe máy đó.
2.2. Nguyên lý hoạt động
IC xe máy hoạt động bằng cách đánh lửa để kích hoạt hệ thống điện ở xe và giúp xe nổ máy. IC còn điều khiển các tia lửa điện từ bugi xe hoạt động song song với tốc độ quay của máy. Vì vậy, xe máy có thể hoạt động nhờ IC tạo ra sự nổ tại động cơ đốt trong của xe và hỗ trợ piston xe chuyển động, lăn bánh.
3. IC xe máy có tác dụng gì?
IC xe máy có nhiệm vụ biến dòng điện của mâm lửa từ dòng xoay chiều sang dòng một chiều. Bộ phận này cũng quyết định lúc nào xe nên đánh lửa.
Trong quá trình vận hành, khi kỳ nổ chạm vào cục kích sẽ kích truyền tín hiệu tới IC. Sau đó IC sẽ tiếp tục truyền dòng điện tới mobin sườn. Lúc này, tia lửa điện sẽ được phóng ra để đốt cháy nhiên liệu và giúp xe hoạt động.
Tùy vào thiết kế của từng dòng xe, IC sẽ được lắp ở các vị trí khác nhau.
Cụ thể như:
-Dưới yên xe.
-Dưới yên xe nhưng hơi chếch về phía bên phải của cốp xe.
-Sau mặt nạ phía trước của xe, được cố định bằng ốc vít và trang bị thêm đai sắt bảo vệ bên ngoài.
-Bên trong mặt nạ phía bên phải đầu xe.
5.Tại sao IC trên xe máy hay bị đánh cắp?
Không phải ngẫu nhiên mà IC lại là bộ phận thường xuyên bị “cuỗm” trên xe máy. Như đã đề cập, dù cấu tạo khá nhỏ nhắn, tuy nhiên IC lại có vai trò cực kỳ quan trọng và gần như không thể thay thế trên xe máy. Chính vì vậy, giá bán của bộ phận này cũng không hề rẻ.
Cụ thể, với những dòng xe số hoặc xe côn tay, tùy thương hiệu, mẫu mã, một IC thường có giá dao động trong khoảng từ 700.000 - 1.000.000 đồng. Trong khi đó, IC trên xe tay ga có giá trị lớn hơn, dao động từ 3 - 4 triệu đồng. Thậm chí, trên các dòng xe đắt tiền với nhiều tính năng thông minh và hiện đại hơn, giá IC có thể lên đến 8 triệu đồng hoặc hàng chục triệu đồng.
Bên cạnh giá bán, một nguyên nhân khác khiến IC xe máy dễ rơi vào “tầm ngắm” của các đối tượng trộm cắp là bởi vị trí lắp đặt.
Theo đó, tùy từng mẫu xe, bộ phận IC sẽ được bố trí ở các vị trí khác nhau như khu vực đầu xe, dưới mặt nạ trước; khu vực dưới yên xe với những xe trang bị công nghệ phun xăng điện tử… Tuy nhiên, nhìn chung những vị trí lắp đặt này cùng cách bố trí IC khá “lỏng lẻo” khiến “đạo chích” khá dễ dàng tháo gỡ.
Do đó, theo nhiều người có kinh nghiệm, để bảo vệ IC cho chiếc xe của mình, chủ xe nên “di dời” IC đến một vị trí khác so với vị trí trên xe nguyên bản nhằm “đánh lạc hướng” kẻ gian. Bên cạnh đó, người dùng xe cũng có thể bắt thêm vít cố định IC hoặc trang bị khóa kim loại bảo vệ bộ phận này.
6.Cách chống trộm IC xe máy
IC xe máy thường có giá cao, dễ dàng tháo lắp và dễ tiêu thụ nên xảy ra tình trạng IC bị đánh cắp. Đặc biệt với những dòng xe có vị trí lắp IC quá lỏng lẻo, dễ nhìn thấy sẽ tạo điều kiện cho kẻ gian lấy cắp. Để ngăn chặn tình trạng này, chủ xe có thể tham khảo những cách sau đây:
Chủ xe có thể chuyển IC vào vị trí an toàn hơn, nằm ẩn sâu trong xe và khó có thể tháo rời như: cốp xe, phía dưới ổ khóa, ...
Cuốn IC bằng dây thép hoặc thay thế ốc cố định: Chủ phương tiện thực hiện bằng cách quấn dây thép quanh IC hoặc thay thế ốc cố định của hãng thành ốc có đầu vuông. Do đó, nếu tháo IC ra khỏi xe, kẻ trộm sẽ phải tiêu tốn nhiều thời gian hơn.
Lắp bộ khóa bảo vệ IC: Cách làm này tuy tốn khá nhiều thời gian và chi phí nhưng bảo đảm an toàn cho xe máy. Khi gia cố thêm lớp khóa bảo vệ chắc chắn, IC sẽ khó bị đánh cắp hơn.
Bên cạnh các phương pháp chống trộm IC xe máy kể trên, chủ xe cũng nên nâng cao ý thức cảnh giác hơn khi dừng và đỗ xe.
Khi đỗ xe, chủ phương tiện nên tìm hiểu địa điểm có đảm bảo an toàn không và nên để xe nằm trong tầm nhìn của mình.
Khi dừng, đỗ xe, chủ xe nên hướng đầu xe quay vào phía trong để có thể quan sát.