Hiện nay, hầu hết các dòng xe tay ga đều được các hãng xe trang bị chức năng Idling Stop. Là chức năng hiện đại dễ sử dụng, tuy nhiên bạn có thể gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông nếu chưa thực sự hiểu về chức năng này.
Idling Stop là gì – Liệu có thực sự cần thiết?
Để có thể thu hút khách hàng thì những chiếc xe phải không ngừng cải tiến. Chính vì vậy, công nghệ Idling Stop đã ra đời để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Công nghệ Idling Stop (công nghệ ngắt động cơ tạm thời) đang được các hãng lớn như Honda, Yamaha tích cực áp dụng cho các mẫu xe của mình. Nhưng liệu công nghệ hiện đại này có thực sự cần thiết không?
1.Idling Stop là gì?
Idling Stop là công nghệ giúp động cơ xe ngắt tạm thời khi xe đang hoạt động. Hiểu một cách đơn giản hơn thì đây là công nghệ cho phép xe tạm thời tắt máy khi không hoạt động từ 3s trở lên. Kể từ khi mới ra đời đến nay, dường như công nghệ này khá hữu ích mỗi khi dừng đèn đỏ.
Mỗi khi chế độ này được bật lên, chữ A với mũi tên hình vòng cung bao quanh trên màn hình sẽ sáng lên. Khi nào xe tiếp tục hoạt động thì chữ A này sẽ ngắt đi.
2.Những ưu điểm mà công nghệ Idling Stop mang lại
- Giúp chiếc xe của bạn tiết kiệm xăng hơn khá nhiều mỗi khi tham gia giao thông.
- Giảm lượng khí thải thải ra không khí, tránh những âm thanh ồn ào. Như vậy, Idling Stop có thể giảm ô nhiễm không khí lẫn ô nhiễm tiếng ồn.
- Giúp người điều khiển không cần khởi động lại xe quá nhiều lần mỗi khi đợi đèn đỏ hay dừng mua đồ trong thời gian ngắn. Điều này không chỉ thuận tiện mà còn giúp bảo vệ động cơ xe.
3.Nguyên lý hoạt động
Trong hệ thống Idling Stop, ECU là trái tim của cả hệ thống. Nó sẽ nơi nhận tín hiệu từ các cảm biến rồi xử lý tín hiệu để có thể ngắt hay tái khởi động động cơ.
Hệ thống Idling Stop thì ECU có 4 chế độ điều khiển như sau:
-Khởi động lần đầu:
Việc khởi động lần đầu tương đương với việc xe chuyển trạng thái thì OFF sang ON. Lúc này, người điều khiển chỉ cần ấn nút khởi động và động cơ xe sẽ hoạt động ở chế độ không tải.
Khi bạn dừng quá 3s thì động cơ cũng sẽ không tự ngắt. Công đoạn này giúp làm nóng và đảm bảo động cơ hoạt động đủ công suất.
-Chuyển sang chế độ Idling Stop:
Sau khi khởi động xe và đi được vận tốc hơn 10km/h thì cảm biến tốc độ sẽ xác định được nhiệt độ động cơ lúc này lớn hơn 50⁰C.
ECU sẽ tự động hiểu rằng động cơ đã được làm nóng và hệ thống Idling Stop có thể hoạt động được.
-Khi xe dừng chuyển động:
Khi xe của bạn dừng chuyển động quá 3s thì ECU thì yêu cầu đóng bướm ga và tắt hệ thống đánh lửa.
Đồng thời, lúc này, bộ phận cảm biến sẽ thông báo lại với ECU rằng người điều khiển vẫn ngồi trên xe và động cơ sẽ ngưng hoạt động. Lúc này, các hệ thống khác như đèn, còi… vẫn hoạt động bình thường.
-Chế độ tái khởi động:
Khi tiếp tục di chuyển, người điều khiển, chỉ cần vặn tay ga là bướm ga sẽ được mở trở lại. Cảm biến của bướm ga sẽ phát tín hiệu cho ECU để ECU yêu cầu tái khởi động động cơ.
Lúc này, hệ thống đánh lửa và hệ thống cung cấp nhiên liệu cũng sẽ hoạt động trở lại và người điều khiển có thể lái xe đi tiếp.
- Không nên sử dụng hệ thống Idling Stop khi đang chở trẻ nhỏ ngồi phía trước. Như đã nói ở trên, khi động cơ ngắt tạm thời, chỉ cần vít ga là xe tiếp tục chạy. Đã có khá nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi đang dừng xe mà chẳng may trẻ nhỏ với được tay ga và vít ga. Điều này khiến cho xe tự dưng chạy vọt về phía trước và va chạm với xe đi ngược chiều.
- Thứ hai, mỗi khi đi cùng bạn bè cũng không nên sử dụng hệ thống này. Bởi lẽ, trong lúc nói chuyện với nhau chờ đèn đỏ, bạn rất có thể vô ý và tác động lên tay ga khiến xe chạy mà không có kiểm soát gây nguy hiểm cho chính bạn và người tham gia giao thông khác.
- Cần tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về cách sử dụng, nguyên lý hoạt động của hệ thống Idling Stop để tránh gặp các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng và tham gia giao thông.
- Theo tìm hiểu, khi xe bị đổ, hệ thống Idling Stop sẽ được khởi động tự động. Vì vậy, khi dựng xe, các bạn cũng nên chú ý đến phần tay ga, tránh trường hợp tác động lên tay ga khiến xe vọt ga lên. Để yên tâm hơn, trước khi dựng xe lên, các bạn nên tắt máy và rút chìa khóa ra khỏi xe.
5.Vậy công nghệ này có thực sự cần thiết trên xe máy?
Khi lưu thông trên đường tại Việt Nam, xe máy không thường xuyên phải dừng như ô tô bởi sự linh hoạt. Ngay cả trên những tuyến đường đông, xe máy vẫn có thể di chuyển chậm rãi cho nên công nghệ này có vẻ như hoạt động không hết năng suất.
Bởi cấu tạo khá phức tạp nên công nghệ này chỉ thích hợp với xe tay ga có động cơ dung tích nhỏ. Đồng thời, nó cũng yêu cầu xe phải có một chiếc bình ắc quy khỏe hơn, kết hợp với hệ thống khởi động yêu cầu nhiều chi tiết cao cấp và tất cả những thứ đó đều có tác động không nhỏ lên giá thành của xe.
Còn nếu bạn vẫn lo ngại về lượng nhiên liệu tiêu thụ khi mua xe thì nút khởi động cũng chỉ nằm ngay dưới ngón tay cái của bạn thôi. Nếu muốn tiết kiệm nhiên liệu bạn có thể tắt khóa điện khi phải dừng xe quá lâu và nhấn đề khởi động lại khi chuẩn bị di chuyển.
Nhưng hãy cẩn thận khi xe đã cũ hoặc hoạt động không ổn định, khó nổ máy thì hành động đó có thể gây một chút phiền toái.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản để giải đáp cho câu hỏi Idling stop là gì. Chắc hẳn những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ Idling stop cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng công nghệ này.