Lý do vỏ xe máy bị nổ khi đi dưới trời nóng, những lưu ý bạn nên biết khi đi xe máy
Khi đi dưới trời nắng nóng, nhất là thời tiết tại Việt Nam vào mùa hè thì nhiều trường hợp vỏ xe máy của bạn bỗng nhiên phát nổ. Vậy nguyên nhân vì sao mà vỏ xe máy dễ bị nổ khi đi dưới trời nắng nóng?
Lý do vỏ xe máy bị nổ khi đi dưới trời nóng, những lưu ý bạn nên biết khi đi xe máy
Khi đi xe máy trong điều kiện thời tiết nóng sẽ khiến cho vỏ xe dễ bị cháy nổ, vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Nên có những lưu ý gì khi đi xe máy để gia tăng tuổi thọ vỏ xe.
1.Lý do vỏ xe bị nổ khi đi trời nóng
Một số tỉnh thành ở nước ta có nhiệt độ lên đến 40 – 45 độ C, ảnh hưởng rất lớn những người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, một số bộ phận của xe máy cũng bị quá tải, hao hụt… đặc phải kể đến chính là tình trạng vỏ xe máy bị nổ dưới trời nắng nóng. Điều này gây nguy hiểm cho người đang điều khiển phương tiện.
Thời tiết tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước đang trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục. Nhiệt độ ngoài trời tại một số nơi lên đến hơn 40 độ C, tác động trực tiếp đến người điều khiển cũng như phương tiện khi tham gia giao thông.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này chính là trời nóng khiến cho mặt đường nóng, quá trình biến dạng liên tục của bánh xe sẽ làm cho nhiệt độ không khó vỏ xe tăng cao. Nếu áp suất vượt quá mức cho phép sẽ làm cho vỏ xe dễ bị phồng lên và nổ.
Bên cạnh đó, vỏ xe đã đến kỳ hạn thay nhưng người dùng không để ý và vẫn tiếp tục sử dụng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy nổ bộ phận này khi trời nóng. Ngoài ra, sử dụng vỏ xe không phù hợp với phương tiện, trọng tải quá lớn kèm theo nhiệt độ của thời tiết khiến cho lốp dễ cháy nổ.
2.Những lưu ý cần thiết để hạn chế nổ bánh xe khi trời nóng
Sau khi đã tìm hiểu được những lý do vỏ xe máy bị nổ khi đi dưới trời nóng, bạn có thể tham khảo các thông tin sau đây để hạn chế tối đa tình trạng này. Đồng thời giúp cho quá trình điều khiển xe được an toàn tuyệt đối.
2.1. Không bơm vỏ xe quá căng
Nếu người điều khiển xe bơm vỏ xe quá căng và di chuyển xe trong điều kiện thời tiết nắng nóng sẽ khiến cho áp suất vỏ tăng cao trong quá trình bánh ma sát với mặt đường và dễ dẫn đến phồng, nổ vỏ. Lúc này bạn nên xì bớt hơi xe để đảm bảo an toàn cho mình.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng xe máy khi nhiệt độ đang ở mức cao nhất trong ngày, vì lúc này khả năng cháy nổ lốp sẽ tăng cao. Đồng thời, người điều khiển phương tiện cũng không nên để xe ngoài trời quá lâu, bởi ánh nắng trực tiếp cùng với nền nhiệt ngoài trời sẽ làm cho xơ cứng cao su và giảm tuổi thọ nhanh chóng.
2.2. Chú ý kiểm tra và làm mát xe
Phần lớn các dòng xe máy hiện nay đều sử dụng hệ thống làm mát với dung dịch. Tuy nhiên, điều khiển xe trong điều kiện thời tiết nắng nóng sẽ làm cho dung dịch này xuống cấp, hao hụt và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên xe.
Thế nên bạn cần kiểm tra dầu động cơ thường xuyên, đồng thời làm mát vỏ xe bằng cách đổ nước lên trên. Như vậy sẽ giúp cho nhiệt ở bộ phận này được giảm đáng kể, hạn chế tình trạng cháy nổ.
2.3. Sử dụng vỏ xe đơn vị uy tín
Một điều đáng lưu ý để hạn chế tối đa tình trạng vỏ xe bị cháy nổ khi lưu thông khi thời tiết nóng chính là sử dụng sản phẩm của các thương hiệu chính hãng, đạt chuẩn chất lượng. Có rất nhiều trường hợp vỏ xe mới thay nhưng dùng sản phẩm không đảm bảo yêu cầu nên khi đi trên đường gặp nền nhiệt cao lốp bị phồng, nứt và nổ.
2.4. Thay vỏ xe khi bộ phận đã mài mòn
Để đảm bảo an toàn cho chính mình khi điều khiển xe máy người dùng nên thay thế các phụ tùng xe định kỳ, trong đó có bánh xe. Không chỉ hạn chế tình trạng cháy nổ mà còn giúp cho bạn làm chủ được phương tiện của mình.
3.Khi nào thì bạn nên thay vỏ xe
Có rất nhiều người không biết nên khi nào thì nên thay vỏ xe. Tham khảo các yếu tố để bạn có thể hiểu rõ được điều này ngay sau đây:
3.1. Cảm thấy xe mình xử lý kém
Bạn cảm thấy xe của mình cầm lái khó, không xử lý được tốt như trước cụ thể di chuyển trên các vỉa hè ẩm ướt rất trơn, độ ma sát kém. Bên cạnh đó, xe thường xuyên bị trượt trên đường, bánh xe không có độ bám lên trên mặt đường, ma sát kém… Đây chính là dấu hiệu vỏ xe đã bị mòn và người dùng nên thay mới để đảm bảo an toàn.
3.2. Dựa vào số km đi được
Phụ thuộc vào từng lợi vỏ xe cũng như địa hình di chuyển mà vỏ xe của bạn sẽ có tuổi thọ khác nhau. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn thì vỏ xe máy thường có tuổi thọ là 15.000km với điều kiện đường phẳng, chuẩn. Trường hợp bạn thường xuyên phải di chuyển trên đường xấu, nhiều sỏi đá thì nên thay sớm hơn.
3.3. Vỏ xe bị phồng hoặc bị nứt
Người dùng nên thường xuyên kiểm tra bằng mắt nếu thấy vỏ xe có hiện tượng bị phồng hoặc nứt thì cần phải thay mới. Ngoài ra, các vết rãnh sâu của vỏ có hiện tượng bị mài mòn cũng là lúc bạn nên mang xe ra các cửa hàng để kiểm tra và thay vỏ mới chính hãng.