Áp dụng cho các xe mới mua:
Có thể chạy Rôda (rodage)khoảng từ 2 đến 4 giờ để cho các chi tiết động cơ được rà sít với nhau.
Từ KM đầu tiên đến KM 500,phải thay nhớt một lần và tốc độ không vượt quá 60km/h.
Từ KM 500 đến KM 1300 (khoảng 800km) phải thay nhớt lần thứ 2.
Từ KM 1300 trở lên, thay nhớt máy đến 4.000 Km
Tuyệt đối: không được dùng nhớt cũ, nhớt đã qua sử dụng của các loại xe khác, hay các loại
dầu nhớt không dùng cho xe máy. Nếu sử dụng nhớt cũ sẽ làm cho các chi tiết máy mau mòn và giảm tuổi thọ.
Sáng sớm trước khi sử dụng:
Cần nổ máy và cho máy chạy không tải từ 30 giây đến 1 phút. Giúp cho dầu nhờn được bôi trơn lên toàn bộ các chi tiết máy, sau đó mới cho xe kéo tải.
Khi đến ngã ba, ngã tư, vòng xoay, lên dốc, phải trả về số 1 ,2 để cho xe được vận hành dễ dàng hơn. Sẽ không gây rốc máy.
Bơm vỏ xe đúng áp suất qui định, nếu để vỏ xe mềm hơi sẽ làm cho vỏ nhanh mòn, gây rạn nứt ở hông vỏ xe, gây hư ruột xe. Như cuốn ruột, xé ruột làm đôi. Nếu căng hơi quá sẽ gây cho vỏ xe nhanh rạng nứt ở mặt vỏ, khi chạy, xe sẽ bị sốc, mặt tiếp xúc của vỏ xe với mặt đường kém, dễ gây trượt bánh khi thắng gấp.
Lưu ý với nhông xích
Người sử dụng nên thường xuyên theo dõi, bôi mỡ hoặc tra nhớt để giảm ma sát giữa các chi tiết của
nhông xích, giúp giảm hao mòn do ma sát.
Không nên để xích quá căng, sẽ làm cho xích mau giãn. Nên điều chỉnh xích có độ vòng từ 1-1,5cm ở lỗ canh xích xe máy. Điều này sẽ làm cho xe vận hành êm hơn.
Đối với tuổi thọ của một chiếc xe gắn máy, không có giai đoạn nào quan trọng hơn giai đoạn chạy rốt-đa từ 0 đến 1.000 km.
Trong giai đoạn này, động cơ còn mới nguyên, các chi tiết tiếp xúc chuyển động tương đối sẽ rà khít với nhau và tạo khe hở hoạt động chính xác, nên cần tránh việc hoạt động hết ga liên tục, chạy quá tải hay bất cứ điều gì có thể làm cho động cơ bị quá nhiệt.
Nhiều người chọn cách đỗ xe tại chỗ và để động cơ chạy không tải trong vài giờ để chạy rốt-đa, tuy nhiên đó lại không phải là cách tối ưu. Khoảng thời gian từ km đầu tiên tới km thứ 1.000 là giai đoạn quan trọng nhất giúp bạn có thể kéo dài độ bền của chiếc xe nếu biết thực hiện đúng cách.
Khoảng thời gian từ km đầu tiên tới km thứ 1.000 là giai đoạn quan trọng nhất giúp kéo dài tuổi thọ động cơ. Bản chất của việc chạy rốt-đa giống như quá trình “khởi động”, tạo độ mòn đều trên chi tiết, tránh hư hỏng, cong vênh bởi ma sát khi các chi tiết chuyển động. Người ta thường chỉ chú ý tới động cơ trong quá trình này, nhưng sự thật là hộp số và hệ chuyển động mới là những chi tiết cần được mài giũa nhất.
Ở lần vận hành đầu tiên, bạn cần chú ý đổ đầy
dầu nhớt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, để động cơ chạy không tải trong vài phút để dầu nhớt bôi trơn toàn bộ các chi tiết. Nhưng không nên để như thế quá lâu, cần chạy xe để gió làm mát động cơ.
Giai đoạn từ 0 đến 150 km đầu tiên
Tránh vận hành xe liên tục quá 1/3 độ mở tay ga. Sau một tiếng vận hành xe liên tục, nên đỗ lại 5 đến 10 phút để cho động cơ nguội đi tự nhiên. Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, không nên giữ nguyên tay ga ở một vị trí.
Giai đoạn từ 150 đến 500 km đầu tiên
Tránh vận hành xe liên tục quá 1/2 độ mở tay ga. Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, nhưng không chạy hết ga. Bạn nên lưu ý, sau 500 đến 1000 km đầu, phải thay dầu nhớt động cơ, thay dầu nhớt bộ truyền cuối (dầu cầu hay dầu láp) đối với xe tay ga. Bạn cũng nên thay lọc dầu tinh (nếu có) và vệ sinh lọc nhớt (loại lọc dạng lưới)
Giai đoạn từ 500 đến 1000 km đầu tiên
Tránh vận hành xe liên tục quá 3/4 độ mở tay ga. Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, nhưng không chạy hết ga.
Giai đoạn từ 1000 km trở đi
Nên thay đổi tốc độ động cơ bằng cách vận hành tay ga, nhưng không nên chạy hết ga trong thời gian dài liên tục.