TOP - TÌM KIẾM SP

Mẹo phục hồi độ bóng sơn xe

Mẹo phục hồi độ bóng sơn xe

Mẹo phục hồi độ bóng sơn xe
Sau 2-3 năm sử dụng, “xế hộp” của bạn sẽ không còn được bóng bảy như lúc mới mua nữa. Nguyên nhân chủ yếu là do lớp sơn không được chăm sóc đúng cách, bị trầy xước do bụi bặm, sỏi cát trên đường bắn lên hay đơn giản là bị tác động của thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các hóa chất chuyên dụng, việc khôi phục độ bóng của sơn xe không còn phức tạp và tốn kém. Một số mẹo mà Tài Lộc Nguyễn trình bày sau đây sẽ giúp bạn phục hồi độ bóng của sơn xe.

Phân nhóm các chất bẩn phá hoại xe


Mỗi nhóm chất bẩn khác nhau, sẽ có hóa chất chuyên dụng riêng để tẩy rửa. Vì vậy, việc phân nhóm chất bẩn phá hoại xe có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn hóa chất phù hợp để xử lý. Ví dụ như nhựa đường bám rất chặt, lại thường đọng cả cát bên trong, nên nếu cố gắng dùng một cái khăn để lau cho sạch sẽ đồng nghĩa với việc cào xước lớp sơn bóng. Bụi công nghiệp có chứa các tạp chất như mạt kim loại, bụi đá, xi măng... trong đó một số loại có các cạnh sắc nhọn, găm vào bề mặt sơn rồi bị oxy hóa, làm phá vỡ kết cấu sơn bóng xung quanh nó chỉ trong vài ngày. Các loại bụi này nếu không được xử lý sạch kịp thời sẽ làm cho lớp sơn bóng bên ngoài bị hỏng rất nhanh, thậm chí là oxy hóa ăn sâu vào lớp sơn bên trong. Áo của “xế hộp” xấu đi không chỉ do các vết bẩn như đã nêu ở trên gây ra, mà còn có thể do có quá nhiều vết xước. Với những vết xước lớn và sâu, bạn phải qua các trạm dịch vụ chuyên nghiệp để khắc phục. Tuy nhiên, còn lại vô vàn vết xước nhỏ do vô tình để lại, có thể là do các cửa hàng rửa xe dùng khăn cứng, có đọng cát bên trong để cọ xe, hay do các đầu bàn chải quệt vào, hoặc đơn giản là hậu quả của những lần lau xe ở trạng thái khô. Bạn có thể nghĩ đến việc làm mới chiếc xe bằng cách đem nó đến một trạm dịch vụ chuyên nghiệp rồi sơn bóng lại toàn bộ. Nhưng ở một mức độ nào đó thì việc này lại là chưa cần thiết, và nếu biết cách, bạn có thể tự xử lý những vết bẩn này mà không cần đến dịch vụ.

Các loại vết bẩn thường được các nhà sản xuất hóa chất tẩy rửa chia thành một số loại khác nhau như vết sơn, nhựa cây và phân chim, nhựa đường, bụi công nghiệp và các loại bụi bẩn khác. Vì vậy bạn chỉ cần biết một số nhóm hóa chất rửa xe, và thực hiện theo những bước sau là bạn có thể khôi phục vẻ đẹp của sơn xe mà không quá tốn kém:

Bước 1: Rửa xe đúng cách


Đây là công đoạn tưởng chừng không có gì phức tạp, nhưng thực tế thì lại không hề đơn giản như những gì mà đa phần người sử dụng xe hơi ở nước ta quen làm. Để rửa xe đúng cách, bạn cần có đầy đủ nước sạch và loại hóa chất chuyên dùng để rửa xe.

Bạn có thể dùng các sản phẩm của SONUS – các sản phẩm chăm sóc xe chuyên nghiệp.
 


Những loại xà phòng giặt hay nước rửa chén bát có quá nhiều chất tẩy, có thể làm cho sơn xe bị bạc màu nếu dùng quá nhiều, thậm chí làm cho các vết xước sâu thêm. Trong khi đó, các loại hóa chất chuyên dùng để rửa xe sẽ làm trơn bề mặt sơn để các chất bẩn trôi đi chứ không cần phải cọ mạnh. Xà phòng thông thường cũng có thể làm trơn vỏ xe để đánh bật các chất bẩn, nhưng hậu quả là chính xà phòng có kèm chất tẩy đó lại bám lại trên vỏ xe mà vòi xịt cao áp có thể sẽ không rửa sạch hết hoặc nếu muốn sạch thì lượng nước xịt phải rất lớn. Các phần khác nhau trên xe cũng cần được cọ rửa bằng các khăn hay miếng mút khác nhau, với các chậu hóa chất pha loãng khác nhau. Chẳng hạn, bạn không thể dùng chậu nước với chiếc khăn vừa mới rửa khung gầm hay bánh xe để rửa phần thân xe được. Gầm hay bánh xe có nhiều bụi và cát, chúng sẽ bám vào khăn rồi làm xước sơn trên vỏ xe. Quá trình xịt và lau khô cũng phải đảm bảo với các khăn mềm được sản xuất để chuyên dùng cho lau xe. Nhiều loại khăn không đủ tiêu chuẩn còn có thể làm cho vỏ xe bị nhiễm từ, dẫn đến hút bụi.

Bước 2: Xử lý các vết bẩn cứng đầu

Sau khi đã rửa xe xong, công việc còn lại tùy thuộc vào nước sơn xe lộ ra như thế nào. Đến lúc này, bằng mắt thường cũng có thể nhận ra những vết tích còn đọng lại trên bề mặt sơn xe, đặc biệt là với những chiếc xe thường xuyên vận hành ở những địa hình khác nhau. Để đánh bật các vết bẩn cứng đầu, bạn sẽ phải cần đến một số loại hóa chất và dụng cụ chuyên dùng.
 

Thị trường Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều chủng loại hàng hóa với xuất xứ và giá cả khác nhau, và điều này có thể làm cho bạn cảm thấy bối rối. Tuy nhiên, bạn cần biết mình phải làm gì với chiếc xe trước khi lựa chọn sản phẩm ở các siêu thị đồ chơi xe hơi. Nếu không muốn tự mình chăm sóc xe, thì các chủ xe cũng cần sáng suốt trong việc lựa chọn dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín, tránh khỏi tiền mất mà tật xe lại nặng thêm. Bằng con mắt nghề nghiệp, những người thợ chăm sóc xe giàu kinh nghiệm sẽ nhận biết và phân loại chất bẩn theo các nhóm như đã đề cập ở trên, từ đó sẽ đưa ra giải pháp cùng với hóa chất thích hợp. Các vết bẩn vẫn còn sau khi được lau bình thường, không dùng hóa chất. Hiện trạng bề mặt sơn xe sau khi các vết bẩn bị tẩy sạch bằng hóa chất Xuất phát từ đặc tính lý hóa mà mỗi loại vết bẩn cần phải có các hóa chất riêng để xử lý. Bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm hóa chất khác của Sonus ở link sau: http://tailocnguyen.vn/vi/shops/Sonus/

Bước 3: Xử lý các vết xước

Sơn xe bị các hạt bụi công nghiệp như mạt kim loại, bụi đá, xi măng... bám và găm vào chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bề mặt sơn xe bị rỗ hay sần, oxy hóa và xước sát. Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc sơn bị trầy xước chính là do sự vô tình của chủ xe và do dịch vụ rửa xe không đúng quy cách. Chỉ cần một lần dùng khăn không đủ mềm và sạch để lau xe cũng có thể để lại trên thân vỏ của chiếc xe hàng ngàn vết xước nhỏ mà thoáng nhìn không thấy. Thêm vào đó là những va quệt nhẹ để lại những vết xước rõ hơn và có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng không quá sâu. Vỏ xe bị trầy xước trước (trái) và sau khi được đánh bóng và xử lý bằng hóa chất (phải) Xử lý những vết xước nhẹ kiểu này đã trở nên đơn giản với việc sử dụng những hóa chất chuyên dụng.

Cũng như công đoạn tẩy các vết bẩn, việc xử lý các vết xước cũng phải được thực hiện sau khi xe đã được rửa sạch đúng cách. Tiếp theo, sơn xe được làm nhẵn bằng máy đánh bóng cùng với chất đánh bóng kể trên. Các vết sâu hơn còn lại sẽ được che phủ bằng chiếc bút sáp đặc biệt đi kèm. Phần vỏ xe được đánh bóng bảo vệ bằng hóa chất có tác dụng giảm bám nước đáng kể so với khu vực không được đánh bóng Công đoạn cuối cùng là toàn bộ phần vỏ xe được đánh bóng với một lớp hóa chất bảo vệ sơn. Ngoài tác dụng bảo vệ sơn khỏi lão hóa, lớp hóa chất này còn có tác dụng chống bám bụi và nước. Hiệu quả thật bất ngờ sau khi mọi việc được hoàn thành, vỏ xe bị bẩn và xước được trả lại độ bóng đẹp như mới. Chi phí tùy theo mức độ tổn hại của sơn, có thể chỉ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng, cũng có thể là hàng triệu đồng. Nhưng một điều không ai có thể phủ nhận là tân trang đúng quy trình khoa học không chỉ làm tăng độ bền của vỏ xe mà còn làm cho chủ xe tự tin hơn với chiếc xe lúc nào cũng sáng đẹp.


 
 



 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây