TOP - TÌM KIẾM SP

Kỹ năng phanh khẩn cấp khi lái xe côn tay và mô tô

Đây là một kỹ năng an toàn khi vận hành xe, kể cả những lúc đi phố hay đi tour, anh em chơi xe mà không nắm kỹ năng này thì dễ “ăn hành” lắm nhé!

Hệ thống phanh là một bộ phận không thể thiếu trên chiếc xe, cũng như là kỹ năng giảm tốc là việc hết sức quan trọng khi mỗi lúc cầm lái.
KỸ NĂNG PHANH KHẨN CẤP XE CÔN TAY VÀ MOTO
KỸ NĂNG PHANH KHẨN CẤP XE CÔN TAY VÀ MOTO

Kỹ năng phanh khẩn cấp khi lái xe côn tay và mô tô

Bóp phanh, đạp phanh thì ai cũng làm được nhưng để làm sao an toàn, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra mới là điều quan trọng.

Anh em cùng mình tập luyện các bước phanh cơ bản để an toàn hơn mỗi khi cầm cương xế yêu nhé!

1.Tư thế khi phanh

Lúc chạy xe bình thường, anh em có thể thoải mái với nhiều tư thế khác nhau nhưng khi bắt đầu giảm tốc thì tư thế phải thay đổi nhé!

Bởi vì khi phanh, trọng tâm sẽ dồn phía trước rất nhiều.

Trước khi bắt đầu các bước giảm tốc thì tư thế của mình phải chuẩn. Hai tay duỗi thẳng, giữ chắc phần tay lái, phần lưng cũng phải thẳng theo - dù lúc đang chạy xe bình thường đang ở tư thế nào đi nữa.

 

trục



Mục đích của việc này là khóa góc lái theo phương thẳng - tránh trường hợp khi giảm tốc quá nhanh, gây chao đảo. Ngoài ra, việc giữ chắc tư thế còn giúp cho trọng tâm của cơ thể không bị hất lên phía trước.

Đã có nhiều tai nạn xảy ra do phanh gấp, không làm chủ được, xe thì ở lại còn người thì bay lên phía trước. Hậu quá để lại sẽ rất khó lường.

XEM THÊM: PHANH XE MÁY BỊ KÊU DO NGUYÊN NHÂN GÌ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

2.Cắt côn - Bóp phanh - Đạp phanh

Côn thì phải cắt nhanh, bóp hết vào để ly hợp ngắt hoàn toàn, còn phanh thì dùng theo nguyên tắc siết mạnh dần.

Nghe có vẻ mệt quá ha nhưng thật ra rất đơn giản.

Khi xe đang di chuyển ở tốc độ cao, các bạn siết phanh trước vào 1 lực tương đối (từ từ và không quá mạnh) để xe bắt đầu quá trình giảm tốc, đến lúc xe tới ngưỡng tốc độ mà bạn có thể kiểm soát được (dưới 40 km/h) thì có thể siết mạnh hết phanh.

 

photo4 RAAJ

3.Còn chân phanh thì làm gì?

Phanh sau chỉ để hỗ trợ thôi nha, cũng dùng lực theo nguyên tắc siết mạnh dần.

Thực hiện cùng lúc với thao tác bóp phanh nhưng lực nhẹ hơn, phụ thuộc nhiều vào điều kiện mặt đường.

Hiệu quả nhất là dùng phanh sau khi xe sắp dừng hẳn, giúp cho quá trình giảm tốc được nhanh hơn và để tránh gây ra hiện tượng lết bánh cực kì nguy hiểm.

Ở những trường hợp khẩn cấp, mình không có thời gian rườm rà để nhớ phải bóp bao nhiêu lực phanh rồi đạp bao nhiêu đâu. Làm sao thao tác gọn gàng nhất để giảm tốc nhanh nhất là được.

Muốn được như vậy thì anh em phải tập luyện nhiều, cảm nhận nhiều thành phản xạ. Lúc cần thì áp dụng được liền, thành một phản xạ tự nhiên.

Lưu ý: Bài viết này chỉ là những kỹ năng cơ bản nhất khi phanh, phù hợp khi cần giảm tốc ở dải tốc độ dưới 80 km/h.

Còn ở tốc độ cao hơn thì nên kết hợp dồn số với phanh (phanh dồn số) thì sẽ an toàn hơn. Bài sau mình sẽ chia sẻ về kỹ năng này. Nhưng trước tiên, anh em phải quen kỹ năng dồn số và các thao tác phanh trước đã nhé!

Môn phái này chỉ thực sự hiệu quả khi trở thành phản xạ. Tức là gặp đúng lúc trường hợp khẩn cấp là bạn phải áp dụng kỹ năng được liền, thành một phản xạ tự nhiên.

 

NIK7221 2761 1477109173



XEM THÊM: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHI PHANH XE MÁY KHÔNG ĂN

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây